Bước lên tuyến xe bus cuối cùng, chị thở phào nhẹ nhõm. Chọn hàng ghế ở cuối xe, chị đặt mình vào đó. Cuộc đời bảy nổi ba chìm gắn với chuyến bus với chị đã không còn là xa lạ, những khách của chuyến bus cuối cùng cũng rất ít, chỉ là mấy cô cậu sinh viên đi học về muộn và chị.
Chị làm cho siêu thị Big C, công việc của chị vẫn làm đó là lau chùi sàn để làm thế nào cho siêu thị luôn luôn sạch. Vì không được học hành, không có bằng cấp nên chị an phận với công việc hiện tại của mình. Đồng lương ít ỏi cũng để nuôi sống chị với đứa con tật nguyền.
Chị sinh ra trong một gia đình nghèo, nhưng là người có nhan sắc nên việc lọt vào con mắt của các chàng trai, quý tử là điều dễ dàng. Nhưng thói đời, hồng nhan thì bạc mệnh, cuộc đời luôn gặp vất vả gian truân. Chị lựa chọn cho mình một gia đình khá giả để mong cho cuộc đời yên ấm về sau, vì thế chị đến với anh, con của một đại tá đã về hưu. 18 tuổi, cái tuổi của thì con gái đẹp nhất, chị đã rủ bỏ tất cả để về nhà chồng, sống một cuộc sống mà theo chị là sung sướng, hạnh phúc. Và rồi, chính bi kịch cũng xảy ra với chị trong cái gia đình này, gia đình mà chị mơ ước có chồng giỏi, vợ đẹp và con khôn.
Mang thai đứa con đầu lòng với bao nhiêu là kì vọng, chị được chồng nâng niu chăm sóc, được những người thân quan tâm, thời kì thai nghén là thời kì chị phải chịu nhiều khổ sở nhất nhưng vì thiên chức làm mẹ đã thôi thúc chị vượt qua được giai đoạn này, chồng hiểu được nỗi vất vả của người phụ nữ mang thai nên cũng thường anh ủi vợ, cùng vợ đi dạo vào mỗi buổi tối để sau này thuận lợi cho việc sinh con.
Cuối tháng thứ 8, chị chuyển dạ, thế là việc sinh con sớm hơn bác sỹ bảo một tuần. Ngày anh đưa chị đến trạm xá sinh, những cơn đau quằn quại khiến chị gần xỉu lên xỉu xuống mấy lần. Sau khi chuyền hai chai nước thì thiên thần của chị cũng đã ra đời, một bé trai với cân nặng 2,8kg. Chị nhìn con, nước mắt rơi, chị đang hạnh phúc.
Chị đặt tên con là Cường, Cường trong nghĩa là dũng mãnh, chị hi vọng rằng với cái tên ấy con chị sẽ là một người mạnh mẽ và kiên cường.
3 tuổi, con chị vẫn còn chưa biết đi, chỉ nói được mỗi tiếng mẹ, lòng chị như thắt lại, đã thế vào những ngày trái gió trở trời, con lại lên cơn đau, sức khỏe thì yếu. Nhìn những đứa con nhà hàng xóm vui đùa tung tăng, chị ước con mình cũng được như thế, nhưng sao nó lại quá xa vời.
Chán với cái cảnh con sinh ra tập mãi không biết nói, biết đi, anh bắt đầu ra ngoài tìm với những thú vui tiêu khiển. Rồi lại trút lên chị bao nhiêu là trận đòn oan nghiệt vì không sinh được những người con khỏe như người ta, chị chỉ biết lặng lẽ và khóc.
Anh theo gái, bỏ bê chị và con, tủy hờn cho cảnh của mình, chị ôm con lên thành phố kiếm sống, cho dù vất vả khổ cực thế nào chị cũng cam chịu, miễn sao cho chị thoát khỏi căn nhà ấy,thoát khỏi những trận đòn vô lí do và những lời thóa mạ của họ hàng nhà anh.
Những tưởng chốn thị thành sẽ có nhiều cơ hội việc làm cho chị, nhưng chị đã nhầm, với một người không có học thức như chị thì kiếm đâu ra được một công việc ổn định.
Chị xin mãi mới được vào quán ăn, với tay nách con nhỏ, nhà chủ thương tình cho chị trọ ở quán luôn để tiện cho việc trông con. Thấy chị là người cùng cao thật thà lại có khiếu nấu ăn ngon, luôn chịu khó trong công việc,chủ vui lắm. Cả ngày công việc bù đầu chẳng còn khiến chị phải nhớ đến những đau thương của cuộc đời, chị cười.
Mặc dù làm việc vất vả nhưng hễ rỗi giờ nào là chị lại đến với con giờ ấy, chị dạy con tập nói, tập đi, nhưng sao trời cứ phụ lòng người thế. Ý chí nung nấu để cho con biết nói biết đi của chị giờ cũng trở thành hư vô. Chị chấp nhận.
Sau khi nghe chủ nói là con chị bị ảnh hưởng chất độc màu da cam từ ông nội, chị khóc. Thế mà trước đây ai cũng đổ lỗi là do chị, ai cũng thóa mạ chị là đồ không biết sinh con, nhưng có ai biết được rằng lỗi đó là do chiến tranh để lại đâu. Chị và con chị có lỗi lầm gì chứ, sao mọi người lại đối xử với chị như vậy?
Con năm tuổi, một niềm vui bất ngờ đến với chị, con chị nói được từng chữ, lần đầu tiên chị nghe con gọi mẹ ơi mà chị như không tin vào mắt mình nữa, chỉ có hai chữ thôi, nhưng nó cũng đủ để thiêng liêng vô cùng. Chị thầm cảm ơn trời đất đã không phụ lòng người, hôn lên đôi má con, nước mắt chị rơi.
Cảm động trước cuộc đời của chị, người em của chủ nhà hàng ngỏ lời cầu hôn chị, chị không nói gì?. Tình yêu là gì? đó chỉ là làm khổ nhau mà thôi? hơn nữa, chị còn có đứa con tật nguyền, liệu anh ấy sẽ thương nó sao, thương đứa con mà anh ấy không dứt ruột đẻ ra. Chị lặng lẽ ôm con ra đi, giờ chị chỉ muốn sống một cuộc sống mà ở đó chỉ có mẹ con chị là hạnh phúc rồi. Chị sợ đàn ông.
Đến xóm trọ mới, chị thuê một căn nhà ổ chuột sống tạm bợ
cùng với đứa con thơ, tiền dành dụm được của mấy năm làm ở quán cơm, chị lấy
mua chiếc xe đạp rồi bắt đầu hành trình cuộc đời bằng nghề đồng nát, chị lặn
lội khắp các ngỗ nghách, tìm mua những vật dụng mà người ta vứt đi, cái nghề
được coi là tận cùng của xã hội nuôi sống chị và con, không cần biết nhiều, chỉ
cần nghĩ được mình nuôi con trên bàn tay của mình không cần nhờ ai giúp đỡ,
không cần phải sống mang danh ăn bám là chị vui rồi.
Sáng sớm tinh mơ, khi người ta còn đang chìm trong giấc ngủ thì chị đã phải thức dậy nấu cơm cho con ăn rồi mang con sang nhà bà hàng xóm gửi, con khóc, không muốn chị đi, nó thét lên. Chị vẫn lặng lẽ đạp xe đi, không dám ngoái lại nhìn con, chị sợ nhìn nó rồi chị lại không dám đi tiếp.
-Nín đi con, chiều mẹ lại về với con
Cái lạnh thấu xương của trời Hà Nội khiến chị buốt và đau. Ở cái tuổi 24, trải qua bao nhiêu giông tố của cuộc đời đã khiến chị trở nên cứng cỏi hơ những cô gái bình thường. Rét, có nghĩa gì đâu. Nắng cũng có hề gì. Đối với chị kiếm được tiên, nuôi con, mua cho con được những bọ quần áo đẹp, cho con được bữa ăn ngon đó mới là niềm hạnh phúc. Chị yêu đứa con mình dứt ruột để ra, một tình yêu không thể bói thành lời, cho dù nó không được khỏe như con người ta, nhưng chẳng vì thế mà tình cảm chị dành cho nó lại hao mòn.
Khi màn màn đêm buông xuống thì cũng là lúc chị kết thúc một ngày làm việc mỏi mệt, chị lại về với đứa con thơ dại. Con, nguồn động viên lớn cho chị. Chị hôn má nó, đưa nó vào những câu chuyện cổ tích li kì, những thế giới chỉ có tình thương, lòng bác ái.
Mỗi buổi tối chị vẫn ở bên cạnh con, hát cho con nghe,
kể cho con những câu chuyện về thần tiên, về cuộc sống muôn màu muôn vẻ mà chỉ
có trong truyện cổ tích, con lớn lên với những câu chuyện của mẹ, con mang theo
niềm đam me sẽ là một họa sỹ tài năng, chị cười, chị giúp con thực hiện ước mơ
bằng cách mua cho em những hộp chì màu và những tập giấy vẽ để con ở nhà tập vẽ
những gì mà con thích.Sáng sớm tinh mơ, khi người ta còn đang chìm trong giấc ngủ thì chị đã phải thức dậy nấu cơm cho con ăn rồi mang con sang nhà bà hàng xóm gửi, con khóc, không muốn chị đi, nó thét lên. Chị vẫn lặng lẽ đạp xe đi, không dám ngoái lại nhìn con, chị sợ nhìn nó rồi chị lại không dám đi tiếp.
-Nín đi con, chiều mẹ lại về với con
Cái lạnh thấu xương của trời Hà Nội khiến chị buốt và đau. Ở cái tuổi 24, trải qua bao nhiêu giông tố của cuộc đời đã khiến chị trở nên cứng cỏi hơ những cô gái bình thường. Rét, có nghĩa gì đâu. Nắng cũng có hề gì. Đối với chị kiếm được tiên, nuôi con, mua cho con được những bọ quần áo đẹp, cho con được bữa ăn ngon đó mới là niềm hạnh phúc. Chị yêu đứa con mình dứt ruột để ra, một tình yêu không thể bói thành lời, cho dù nó không được khỏe như con người ta, nhưng chẳng vì thế mà tình cảm chị dành cho nó lại hao mòn.
Khi màn màn đêm buông xuống thì cũng là lúc chị kết thúc một ngày làm việc mỏi mệt, chị lại về với đứa con thơ dại. Con, nguồn động viên lớn cho chị. Chị hôn má nó, đưa nó vào những câu chuyện cổ tích li kì, những thế giới chỉ có tình thương, lòng bác ái.
Chị bị tai nạn, bà lão hàng xóm tốt bụng lại chăm sóc chị và con chị, chị ái ngại cho hoàn cảnh của mình, nhiều lần cứ giấu con che đi giọt nước mắt chảy dài trên má. Chị thương con, rồi mai này chị mất, nó sẽ ra sao, ai sẽ nuôi đứa con tật nguyền này cho chị.
Bà lão hàng xóm như người mẹ thứ 2 của chị vậy, cuộc đời bà cũng nhiều éo le trắc trở, phải chăng, khi hai trái tim tổn thương quá nhiều gặp nhau thì lại biết chở che cho nhau, cùng nhau bù đắp cho nhau để tránh thêm được những nỗi đau, mất mát của cuộc đời
Ngắm bức chân dung con trai vẽ về mẹ, nước mắt chị rơi, ôm con vào lòng, niềm hạnh phúc vỡ òa trong chị. Đó phải là một tuyệt tác nghệ thuật mà con dành cho chị, một tuyệt tác mà có lẽ đi suốt đời chị cũng không thể nào mà quên. Nó bắt nguồn từ tình yêu, tình mẫu tử thiêng liêng.
Biết chị có bản tính thật thà, tháo vát, chủ quán ăn trước kia chị làm thương tình, thương cho cuộc sống hai mẹ con vất vả, bà chủ đã xin cho chị vào làm ở siêu thị Big C, chị vui lắm, công việc sẽ nhàn hơn rất nhiều, chị sẽ có thời gian chăm sóc con hơn, không phải dậy sớm để đi làm như ngày xưa nữa, như vầy là hạnh phúc rồi.
Vào siêu thị làm, nhìn cảnh gia đình người ta cứ cùng nhau đi siêu thị chơi vào ngày nghĩ lại khiến chị nghĩ đến cảnh mình, con mình giờ chắc vò võ ở nhà với bà và đang hí hoáy bên tập vở vẽ, chồng chị nữa, không biết giờ đây anh có vui, có hạnh phúc chăng?
Cuộc đời bày nổi ba chìm đã tôi luyện chị thành một con người sắt đá, nhưng trong thâm tâm, chị vẫn khao khát có một gia đình, cho dù là nghèo khổ, nhưng miễn mọi người thương yêu nhau là đủ.
-Chị ơi, đến nơi rồi.
Chú phụ xe bus ân cần gọi chị dậy, thì ra chị thiếp đi lúc nào chẳng biết, chị cười.
-Ừ, chào chú.
Xuống xe, một mình chị đi về trên con đường hẻo lánh, bước thật nhanh, con đang chờ chị ở nhà, nó chưa ngủ đâu.
Mở cửa vào căn phòng tối om, con chị nằm bên bàn, nó ngủ ư, chị bế nó nằm xuống giường, nước mắt chị rơi khi thấy một gia đình: đó là chị, là nó và là anh đang cùng nhau đi dưới cái nắng vàng nhẹ. Phải chăng, đó là mơ ước của đứa con trai bé bỏng?. Đặt nhẹ nụ hôn lên trán con:
-Ừ, nhất định mẹ sẽ về, nhất định mình sẽ đoàn tụ
Nhận xét
Đăng nhận xét