Lâu lắm rồi, mất dần cái cảm giác sáng dậy nếu không phải đến trường là phải mở máy tính đọc báo ngay và luôn, có thể quên ăn, bỏ bữa chứ không thể bỏ báo. Nhưng, càng ngày, tôi càng cảm thấy nhàm với báo chí, cũng lười vào đọc, lười cập nhật thông tin. Thà, lên facebook chém gió với bạn bè, đọc những lời thú tội của giới trẻ.... cười 1 mình, đôi lúc còn thấy ý nghĩa hơn đọc những trang báo mà đôi lúc mình chỉ muốn văng tục không à.
Có thể do tuổi tác, cách nghĩ, lối sống của tôi. Hay, cũng có thể là do: thêm một tuổi đồng nghĩa với khôn hơn một chút và ngu hơn một chút nên cách nghĩ của tôi có phần thực dụng hơn.
Không đau mắt sao được, khi mà đập vào mắt là những thay đổi, dự kiến phương án giáo dục, cứ như là chong chóng... lúc nào gió mạnh sẽ quay nhiều, nhiều đến nỗi khiến cho tôi cảm thấy nhàm, chỉ cần liếc qua rồi out luôn, để tránh văng một tiếng chửi thề. Cứ là thế lày thế lọ, cơ mà chả lọ mọ được cái gì. Thở dài, gãi đầu....rồi lại thở dài, gãi đầu.
Cũng phải thông cảm, các ổng đứng đầu ngành giáo dục, các ổng cứ ở trên mây... cứ là đang phiêu nên các ổng đưa ra những ý tưởng mà không thể nào điêu hơn được nữa. Học sinh mình xếp thứ 17 trong 65 nước cơ mà nên phải Đưa ra những dự kiến tốt đời đẹp đạo chứ
Giáo dục tri thức không thể thiếu trong giáo dục của con người, vì có tri thức sẽ giúp con người ta dần dần vươn tới những gì tốt đẹp nhất, sáng lạn nhất... nhưng, các ổng lại lãng quên rằng, đạo đức cũng là vấn đề cốt lõi của con người, đạo đức luôn là tiền đề để phát triển của một xã hội. Như vầy có đúng không? đúng không?
Cứ nhìn thành tích, một năm bao nhiêu em đạt được huy chương vàng, huy chương bạc trong các kì thi olympic mà quên đi rằng một năm có bao nhiêu em đã nhảy cầu tự tử, bao nhiêu em rơi vào strees kinh hoàng.... bao nhiêu em vứt bỏ tuổi xuân của mình vì những quyết định lầm lỡ, hay vì chính cuộc sống đã xô đẩy các em đến bước đường cùng.
Đáng nhẽ ra, ngoài dạy kiến thức thì nên dạy các em sống làm người, dạy đạo đức để các em phát triển toàn diện hơn. Để các em dù có rơi vào tình cảnh nào cũng vững vàng đứng lên, vững vàng đối phó... chứ cái kiểu, nước đến chân rồi mới thở dài, thì ngụp rồi còn đâu. Nhỉ.
Học nhiều làm gì khi đạo đức không được chú trọng, nhỉ?
Thầy cô cứ chăm học sinh giỏi, cưng học sinh giỏi, nói chung là yêu chiều.... học sinh giỏi làm gì sai, xí xóa bỏ qua... Học sinh dốt làm sai, thì hạ hạnh kiểm, nhắc lên nhắc xuống... có một sự không công bằng. Bởi, có phải ai sinh ra cũng giỏi cả đâu, có phải ai cũng là thông minh cả đâu. Nếu, thế gian này toàn người giỏi, thì ai liệu sẽ đi làm công nhân đây? thì ai liệu sẽ làm thợ cho bạn làm thầy đây? Như thế, thầy cô đã vô tình tạo ra một bức tường ngăn cách giữa học sinh với mình, ngăn cách giữa dốt với giỏi, ha?
Nếu như, mỗi trường học đều có một vài cô dạy học sinh về tâm lí, về đạo đức thì hay biết mấy nhỉ? thầy cô có thể gần gũi các em hơn, giúp các em mở lòng hơn, nhỉ?
Nếu như, giáo dục giới tính còn đang e dè trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông thì nay nên đưa giáo dục giới tính vào dạy cho các em. Sẽ tuyệt vời biết mấy nhỉ, như thế, sẽ tránh được tình trạng nạo phá thai cao , không phải đội sổ khi mà đứng đầu Đông Nam Á và thứ 5 thế giởi, nhỉ?
Nếu như, thay vì ép buộc các em làm một đống bài tập và dọa nếu không làm được thì phang ngay con điểm kém, thì thầy cô đừng lấy con số điểm chác để dọa tinh thần học sinh, để các em sẽ không phải học cách nói dối, không phải rùng mình trước một môn học mà mình còn dốt, còn ngu... nhỉ?
Nếu như, học sinh giỏi sử Trung và dốt sử ta, thầy cô biết suy nghĩ, vận dụng cái đầu của mình một cách linh hoạt thì sẽ chẳng để đến nỗi mà nhắc đến lịch sử Việt Nam là học sinh mình sởn gai ốc nhỉ?
Nếu như, giảm thiểu một số môn học vô bổ, một số môn học râu ria mà sau này chả giúp được gì cho học sinh, thay vào đó dạy học sinh những kĩ năng sống, làm người thì hay, nhỉ?
Nếu như, không có các cuộc thi miss, hoa khôi, sinh viên thanh lịch.... nhỉ, thì như thế mới tốt, ha....
Nếu như, nếu như, nếu như.... nếu mà không có nếu như thì giàu to rồi, nhỉ?
Nhận xét
Đăng nhận xét