Bước sang thế kỷ 21, chưa lúc nào mà lòng yêu nước, hào khí dân tộc lại bùng lên mạnh mẽ như bây giờ. Những cụ già, những người bước qua khỏi những cuộc chiến tranh vệ quốc quân vĩ đại vẫn đau đáu hướng về Biển Đông, vẫn còn muốn ra đảo để bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Trong họ, những người lính năm xưa trỗi dậy, tinh thần anh bộ đội cụ Hồ kiên cường bất khuất nhường nào.
Đến những thế hệ thanh niên, những người mà tưởng chừng lý tưởng trong họ đã chết từ lâu rồi. Nhưng không, họ vẫn một lòng một dạ với nơi mình sinh ra, sẵn sàng nhập ngũ theo tiếng gọi của non sông. Không bằng chứng nào đẹp hơn, chứng minh rõ nét hơn đó là việc họ ngày đêm theo dõi những diễn biến tình hình về Biển Đông, họ viết những dòng trạng thái hay bình luận về tình hình một cách chân thực và sâu sắc. Lòng yêu nước nồng nàn, lòng quả cảm dân tộc trong mỗi con người Việt Nam.
Đến, những em bé đang tuổi đến trường, ngây thơ, trong trắng cũng dõi theo ti vi từng này về Biển Đông. Hình ảnh các bé vẽ những chú bộ đội đứng nơi đầu sóng ngọn gió vẫn giữ vững tay súng làm xao lòng người xem. Còn nhỏ tuổi, cái tuổi dường như đối với các bé chỉ có thể là ăn với chơi, học nhưng chính ngay trong tình thế này, các bé cũng đã ý thức được rằng nỗi đau của đất nước bị kẻ thù đàn áp. Thế thôi.
Yêu nước, không phải chỉ có trong thời chiến mà thời bình lòng yêu nước cũng được thế hệ cha anh ta ghi nhận. Thời chiến lên đường nhập ngũ, hậu phương vững chắc để cho tuyền tuyến lớn mạnh đó là lòng yêu nước. Thời bình, yêu nước là hăng say lao động, không ngừng sáng tạo. Sống một cuộc sống tốt đời đẹp đạo. Chỉ đơn giản vậy thôi.
Chúng ta yêu nước, nhưng ngay lúc này, cần một cái đầu lạnh và một trái tim nóng. Để dõi theo tình hình đất nước, để có thể phân tích kỹ càng, nhạy bén nhưng không nhạy cảm, nóng nhưng không vội vã, không tuôn xả bằng những hành động, lời nói không nhân văn dành cho người mà lâu nay chúng ta vẫn thường gọi là láng giềng tốt, người bạn 4 tốt 16 chữ vàng. Không nóng nảy, không mất bình tĩnh. Vì nếu đã mất bình tĩnh thì đó sẽ là cơ hội của người bạn tốt đó lật lọng ta, ta đã trúng vào bẫy của nó.
Chúng ta yêu nước, nhưng ngay lúc này, cần một cái đầu lạnh và một trái tim nóng. Để dõi theo tình hình đất nước, để có thể phân tích kỹ càng, nhạy bén nhưng không nhạy cảm, nóng nhưng không vội vã, không tuôn xả bằng những hành động, lời nói không nhân văn dành cho người mà lâu nay chúng ta vẫn thường gọi là láng giềng tốt, người bạn 4 tốt 16 chữ vàng. Không nóng nảy, không mất bình tĩnh. Vì nếu đã mất bình tĩnh thì đó sẽ là cơ hội của người bạn tốt đó lật lọng ta, ta đã trúng vào bẫy của nó.
Với cái bề dày lịch sử đi xâm lăng và oanh tạc của nó, cùng với những mưu hèn kế bẩn thì có thể nói rằng không gì là nó không thể làm, nhất là những gì thấy lợi về kinh tế cho nhà nó. Và Biển Đông là một bằng chứng hùng hồn nhất. Nếu nó la liếm được cái gọi là đường lưỡi bò, thì không biết kinh tế nó sẽ phát triển mạnh như nào, bao nhiêu nước trở nên sợ một nước như nó. Và, sẽ không có gì thắc mắc nếu lưỡi bò thành công, thì không biết nó còn liếm đến nhường nào... Quen mồm rồi thì làm sao mà bỏ.
Có lẽ, cũng nên nói về Chủ tịch Nhân dân Trung Quốc ông Tập Cẩm Bình. Theo tôi được biết, ông Tập là một người tài ba xuất chúng, ông cũng thương dân, lo cho dân. Nhưng, ông chỉ thương mỗi dân Trung Quốc thôi, còn dân khác ông mặc kệ. Với ông, ở mảnh đất nào người Trung sinh sống thì đó là lãnh thổ của Trung Quốc. Nên ông sẽ tìm mọi cách bành trướng, biến của hàng xóm thành của mình. Ông không xấu, nhưng mà xấu. Vì một người lãnh đạo, biết yêu thương dân như ông, chăm lo cho dân như ông thì là một người tốt. Nhưng ông xấu là vì ông sống trong khái niệm đèn nhà ai rạng nhà, nên ông luôn tìm mọi cách cho ánh đèn nhà ông sang mà hàng xóm để lấy cớ ánh đèn đến đâu thì nhà mình đến đấy. Thiết nghĩ, nếu như ông Tập không những chỉ yêu dân ông mà còn yêu cả những người dân trên thế giới này thì thật đẹp biết bao.
Hoàng Sa - Trường Sa luôn là của Việt Nam. Quá khứ - Hiện tại - Tương lai sẽ mãi mãi là như vậy. Chúng tôi, những người con nước Việt, thà hi sinh tới giọt máu cuối cùng chứ không chịu mất đi một tấc đất mà tổ tiên để lại.
Chúng tôi, thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc.
Chúng tôi, thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc.
Nhận xét
Đăng nhận xét