Cuộc sống vội vã, con người ta cũng trở nên cuồng nhiệt hơn, cháy hết mình hơn với cuộc sống. Tiếp xúc với những công nghệ hiện đại, với những nguồn tri thức vô cùng phong phú của mọi vùng miền trên thế giới nên hầu như rất nhiều người cứ ngỡ rằng mình thông minh, mình cái gì cũng biết, họ đưa cái tôi của mình ngút tận mây xanh. Một câu xin lỗi không thể, một lời cảm ơn cũng không hề. Họ xem, đó như là nghĩa vụ họ được hưởng từ mọi người mang lạ.
Hay chỉ là cảm ơn và xin lỗi là những câu câu nệ, nghe giả giả thế nào. Đã là thân, cần gì phải xin lỗi. Nhưng, như vậy vô tình đã biến người xin lỗi và người được xin lỗi một thái độ thờ ơ, họ sẽ lạnh nhạt dần với những lối tình cảm biết ơn và xin lỗi. Khiên cho khô khan hơn nhiều.
Khi mà những người Phương Tây chú ý đến lời xin lỗi, cảm ơn thì người Phương Đông lại lờ đi coi như là một sáo rỗng. Thật dễ dàng khi nghe câu nói cảm ơn, xin lỗi của một vị khách hoặc người bạn nước ngoài nào nhưng lại có lúc rất khó, hiếm khi mới có thể nghe được một lời tương tự từ những người bạn chí cốt Việt Nam của mình.
Tại sao vậy?
Khi mà một nước trọng nghĩa tình lại lờ đi những câu căn bản nguyên nhất?
Khi mà một nước có nền văn hiến lâu đời lại không thể nói lên những điều giản dị nhất?
Một lời xin lỗi không có nghĩa là bạn sai, mà đó là bạn coi trọng mối quan hệ, coi trọng những gì đã có với bạn bè và muốn tiếp tục đặt nền móng tiếp theo cho mối quan hệ đó.
Nhưng, một lời xin lỗi không đúng lúc, cũng sẽ làm rạn vỡ thêm một tình bạn. Có thể, ta sẽ mẩ đi người mà ta quý. Có thể, rồi sẽ dần rời xa, dần dần không còn tin yêu nhau nữa. Vì, cái tôi quá lớn, lớn đến nỗi người ta chỉ nghĩ được rằng xin lỗi có nghĩa đồng ý là mình sai, mình hoàn toàn thất bại.
Nếu tự bỏ cái ràng buộc trong người mình, tập nói lời xin lỗi, nói với nỗi lòng mình, với những tình cảm chân thật nhất. Bạn sẽ nhận được rất là nhiều: là tình bạn, là thương yêu, là tư cách.
Tôi cũng đã đi nhiều nơi, nhưng có lẽ, đây là lần đầu tiên tôi xúc động như vậy khi viết những dòng này. Đó là lời xin lỗi của nhà thầu khi đang trong quá trình làm đường ở quận nam Từ Liêm. Mặc dù, nhà thầu làm thì đó cũng là có lợi cho dân. Nhưng nhìn vào thực tế, thì họ đã vô tình cản trở ít nhiều lòng đường của người dân. Lời xin lỗi, thể hiện tấm lòng của nhà thầu:''Xin lỗi vì đã làm phiền người dân'' và hơn nữa lời xin lỗi đó giúp người dân có cảm tình hơn với chính nhà thầu, đơn vị thi công đang ngày đêm làm đường cho nhanh tiến độ để đưa vào hoạt động.
Chẳng khó gi để nói lời xin lỗi, chỉ cần xuất phát từ tấm lòng của bạn.
Nhận xét
Đăng nhận xét