Chuyển đến nội dung chính

Văn hóa nghỉ việc

Dạo gần đây facebook ngập tràn những dòng chia sẻ của một doanh nhân có tiếng về những người nhân viên nghỉ việc không hề có văn hóa. Cũng cố gắng kiên nhẫn đọc từng lời văn, từng chân lý mà anh chiêm nghiệm trong quãng thời gian từng và đang làm quản lý của mình.  Bài viết của anh không sai, nhưng với bản thân mình vẫn không hoàn toàn là đúng. Bởi, anh ấy chỉ nhìn sự việc dưới con mắt quản lý của mình. Hoặc, cũng có thể mình là nhân viên, nên dưới góc độ của mình thì như vậy vẫn chưa là đủ, chưa thấu được tình của những người công nhân.

Chắc hẳn, bạn và tôi không ai muốn nhảy việc bao giờ. Bởi, một lần kiếm việc là một lần khó khăn. Và, hơn nữa khi quen với môi trường thì người ta khó lòng muốn tìm môi trường mới để hòa nhập và làm lại từ đầu.
Người ta sẽ nghĩ nhân viên của mình nghỉ việc vì lương, nghỉ việc vì chế độ của nơi kia tốt hơn nơi mình đang làm... . Nhưng, ít ai nghĩ rằng họ càng ngày càng thấy mình không hòa nhập được với mọi người, nhiệt huyết công việc đã không còn thì còn thì công việc cũng chỉ là sáo rỗng. Bởi, bản thân người sếp và nhân viên của mình không ai muốn người làm việc chỉ trên tinh thần đối phó.
Tôi thường nói với bạn bè mình câu hỏi vô nghĩa nhất mà người quản lí luôn hỏi nhân viên mình là: tại sao nghỉ việc. Dẫu, cái lý do nghỉ việc có muôn vàn, và chắc hẳn cá nhân nghỉ việc cũng lựa chọn cho mình câu trả lời hoàn hảo để nói ra mà không sợ mất lòng sếp. Nếu, biết câu trả lời là để đối phó, để né tránh thì cớ chi cần biết nguyên do. Cứ như vậy, bình an khi đến và lặng lẽ ra đi sẽ khiến cho những người ở lại nhẹ lòng hơn.
Người đứng đầu luôn trách nhân viên mình không văn hóa trong nghỉ việc, thế họ đã bao giờ tự chất vấn bản thân mình rằng tại sao nhân viên mình nghỉ việc chưa, do mình không tốt hay do chế độ mình không đủ đáp ứng cho nhu cầu của họ. Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống cao mà bình quân tiền lương vẫn đứng yên một chổ thì bài toán tiền lương chế độ của công ty, chính sách ưu đãi nhân viên nên nhìn lại. Bởi, chẳng ai muốn bỏ đi miếng mồi ngon để tìm một chân trời mới.
Vẫn là câu nói: đừng trách người, đừng lý do cho mình. Hãy đặt mình trong trường hợp của người khi đó rồi hẵng đúng sai. Nhất định, sẽ tìm cho mình một kinh nghiệm sâu sắc trong cuộc đời.
Các sếp thường bảo rằng: tìm được công việc mới rồi hẵng nghỉ, tìm được việc tốt hơn rồi hãy ra đi. Nhưng, khi nhân viên mình tìm được việc rồi nghỉ ngang thì bảo thiếu văn hóa, không nghỉ ngang mà chờ một tháng nữa thôi việc bên này mới sang bên kia làm thì bên kia đã tuyển người khác mất rồi. Công việc không chờ một ai, có thiếu nhà tuyển dụng mới tuyển vào chứ nào đâu họ tuyển vô chờ cả tháng nữa nhân viên mới đến làm việc để có tinh thần nghỉ việc có văn hóa.
Đừng lấy góc độ của mình để phán xét người khác, đừng bảo rằng nhân viên mình lí sự, lí do... muốn trách người, hãy nhìn lại mình, vì đơn giản thái độ của mình nhận được từ nhân viên là cách mà mình đối xử với nhân viên.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Người thương

Có những người ta biết rằng rất thương nhưng không thể nói rằng ta yêu họ. Vì khi nói ra chắc rằng ta sẽ mất họ mãi. Anh chọn cho mình lặng im dõi theo từng bước đi của em, chọn cho mình thương em trong im lặng, lặng lẽ bên em mỗi lúc em cần, lặng lặng gói gém tình cảm của mình để cho em không thể nào mà biết rằng anh thương em nhiều như thế.

Lời cảm tạ...

                                               Đây là tôi, nhưng mà chibi. Cảm ơn bác. Trước khi về quê thì viết cái cho rực rỡ, cho nó có khí thế. Gọi là cuối năm nói sạch, nói tuột để bước sang đầu năm mới cho vui, cho nó gọi là đúng quy trình. Định điểm một vài tin vu vơ, gọi là để khoe mẽ với các bạn trẻ rằng ngày nào tôi cũng đọc báo để các bạn biết được rằng ngoài chung tình với face ra thì thú vui tao nhã của tôi vẫn là đọc báo. Nhưng mà thôi, nói cái khác cho có khí thế, gọi là cho đúng các bạn trẻ, không được rời xa thực tế.... rứa thôi. Bắt đầu từ ngày hôm qua, vâng-hôm qua là ngày 22 thì Hà Nội mới có không khí tết. Đào với quất mới khoe sắc sặc sỡ ở đường, điểm tô cho cái thành phố đúng quy trình. Mọi góc ở bên Văn Miếu cũng được tận dụng hết sức là trơn tru để chào đón các cụ đồ ngồi cho chữ... ờ quên, bán chữ mới đúng, nhưng phải nói cho chữ cho nó đúng quy trình. Rứa thôi.