Lịch sử, nỗi ám ảnh của thời đại.
Lớp 4 là học sinh làm quen với sử. Nhưng cho đến khi ra trường, các em vẫn còn mịt mờ về lịch sử. Nói đúng hơn là các em sợ môn học này, đơn giản vì nó khô khan và khó nhớ. Vậy, lỗi đây là do ai, là do học sinh, giáo viên hay người viết sách
Lịch sử là viết về lịch sử oai hùng của dân tộc, 1 thời khí phách hiên ngang của những anh hùng độ thế. Đáng nhẽ ra, ta phải tự hào tự tôn về lịch sử dân tộc, về nguồn gốc của những cuộc đấu tranh vệ quốc quân vĩ đại thì ta lại có ý né tránh mỗi lúc ai hỏi lịch sử, mỗi lần mà học môn lịch sử? vì sao vậy?
Học sinh cho rằng lịch sử khô khan, sự kiện thì khó nhớ, nhiều và thường tràng giang đại hải khiến cho học sinh khó nuốt. Bởi, các em có phải học một môn sử đâu mà các em phải giỏi được, bên cạnh sử còn có bao nhiêu là môn Toán, Lí, Hóa, Văn..... và đến Giáo dục công dân, công nghệ.
Giáo viên cho rằng học sinh lười học, nhưng giáo viên có tự hỏi rằng cách dạy của mình có phù hợp với học sinh không? có đưa ra những điều mới mẻ và gây được hứng thú cho các em không? hay là đến lớp chỉ có nghĩa vụ đọc cho học sinh chép theo một cái khuôn rồi lại hết tiết là hết nghĩa vụ?
Những người viết sách sử thì đưa ra những sự kiện quá dài, những mốc thời gian vô biên. Sao không nghĩ đến lược bỏ bớt đi mốc thời gian nhỉ? chứ cái nào cũng muốn bê vào thì làm sao nhồi nhét cho học sinh được hết ?
Học sinh Việt Nam có nhiều khi giỏi lịch sử Trung Quốc hơn lịch sử Việt Nam
Đã là học sinh, sinh viên ai mà chẳng có sở thích xem phim. Nắm được tâm lí ấy nên Trung Quốc thường xuất bản những bộ phim nhựa nói về lịch sử TQ, những trận đánh, những vị anh hùng...cho nên người ta có thể không học sử nhưng vẫn biết về lịch sử qua phim ảnh, kịch. Còn mình, học sử cho bù đầu vẫn là kết quả hụt hẫng.
Phải chăng, Việt Nam thường đầu tư vào những bộ phim mang tính chất xã hội mà đang dần dần đi vào quên lãng những bộ phim như Hà Nội- Hà Nội, Áo Lụa Hà Đông... những bộ phim làm rực lửa một thời.
Nhớ lời 1 vị giáo sư từng nói: Giáo dục không được sai lầm. Lời nói ấy đúng bao nhiêu phần trăm trong hiện trạng giáo dục nước ta hiện nay?
GIẢI PHÁP
Trước hết là mời những chuyên gia giỏi về sử viết lại lịch sử, không nên đưa những sự kiện tràn lan.
Giáo viên phải để học sinh là trung tâm trong những giờ học lịch sử, chia nhóm học cho học sinh, mỗi bài học sẽ có một nhóm thuyết trình. Giáo viên luôn tạo cảm hứng cho các em khi đến giờ sử, có thể trước khi học bài là kể những anh hùng của thời đó cho cả lớp nghe trước. Chỉ có những giáo viên nhiệt huyết với nghề mới làm được thôi
Sản xuất những bộ phim mang tính lịch sử như Đừng Đốt...
VÀ ĐIỀU CUỐI CÙNG MUỐN NÓI LÀ ĐƯA LỊCH SỬ VÀO BỘ MÔN BẮT BUỘC HỌC SINH PHẢI THI TỐT NGHIỆP.
Để xứng đáng với câu nơi:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Lịch sử là viết về lịch sử oai hùng của dân tộc, 1 thời khí phách hiên ngang của những anh hùng độ thế. Đáng nhẽ ra, ta phải tự hào tự tôn về lịch sử dân tộc, về nguồn gốc của những cuộc đấu tranh vệ quốc quân vĩ đại thì ta lại có ý né tránh mỗi lúc ai hỏi lịch sử, mỗi lần mà học môn lịch sử? vì sao vậy?
Học sinh cho rằng lịch sử khô khan, sự kiện thì khó nhớ, nhiều và thường tràng giang đại hải khiến cho học sinh khó nuốt. Bởi, các em có phải học một môn sử đâu mà các em phải giỏi được, bên cạnh sử còn có bao nhiêu là môn Toán, Lí, Hóa, Văn..... và đến Giáo dục công dân, công nghệ.
Giáo viên cho rằng học sinh lười học, nhưng giáo viên có tự hỏi rằng cách dạy của mình có phù hợp với học sinh không? có đưa ra những điều mới mẻ và gây được hứng thú cho các em không? hay là đến lớp chỉ có nghĩa vụ đọc cho học sinh chép theo một cái khuôn rồi lại hết tiết là hết nghĩa vụ?
Những người viết sách sử thì đưa ra những sự kiện quá dài, những mốc thời gian vô biên. Sao không nghĩ đến lược bỏ bớt đi mốc thời gian nhỉ? chứ cái nào cũng muốn bê vào thì làm sao nhồi nhét cho học sinh được hết ?
Học sinh Việt Nam có nhiều khi giỏi lịch sử Trung Quốc hơn lịch sử Việt Nam
Đã là học sinh, sinh viên ai mà chẳng có sở thích xem phim. Nắm được tâm lí ấy nên Trung Quốc thường xuất bản những bộ phim nhựa nói về lịch sử TQ, những trận đánh, những vị anh hùng...cho nên người ta có thể không học sử nhưng vẫn biết về lịch sử qua phim ảnh, kịch. Còn mình, học sử cho bù đầu vẫn là kết quả hụt hẫng.
Phải chăng, Việt Nam thường đầu tư vào những bộ phim mang tính chất xã hội mà đang dần dần đi vào quên lãng những bộ phim như Hà Nội- Hà Nội, Áo Lụa Hà Đông... những bộ phim làm rực lửa một thời.
Nhớ lời 1 vị giáo sư từng nói: Giáo dục không được sai lầm. Lời nói ấy đúng bao nhiêu phần trăm trong hiện trạng giáo dục nước ta hiện nay?
GIẢI PHÁP
Trước hết là mời những chuyên gia giỏi về sử viết lại lịch sử, không nên đưa những sự kiện tràn lan.
Giáo viên phải để học sinh là trung tâm trong những giờ học lịch sử, chia nhóm học cho học sinh, mỗi bài học sẽ có một nhóm thuyết trình. Giáo viên luôn tạo cảm hứng cho các em khi đến giờ sử, có thể trước khi học bài là kể những anh hùng của thời đó cho cả lớp nghe trước. Chỉ có những giáo viên nhiệt huyết với nghề mới làm được thôi
Sản xuất những bộ phim mang tính lịch sử như Đừng Đốt...
VÀ ĐIỀU CUỐI CÙNG MUỐN NÓI LÀ ĐƯA LỊCH SỬ VÀO BỘ MÔN BẮT BUỘC HỌC SINH PHẢI THI TỐT NGHIỆP.
Để xứng đáng với câu nơi:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Nhận xét
Đăng nhận xét