Đã có lúc nào bạn nghĩ đạo đức văn học ngày càng đi xuống chưa?
Đã bao giờ bạn nghĩ rằng một số thầy cô dạy văn đang ngày càng thờ ơ với văn học chưa?
Sau mỗi kì thi tốt nghiệp, tôi lại thở dài vì một số bài viết vô cảm của các em. Không biết các em có đi học không?có nghe thầy cô giảng bài, có lĩnh hội được gì không nhưng mà sao trong mỗi bài của những thành phần này lại cá biệt thế. Đọc miệng thì cười, nhưng nước mắt đang âm thầm chảy vào trong lòng. Cười bởi đó là ngây ngô của các em hay là các em đang muốn tạo một cái ấn tượng đặc biệt để được lên truyền thông, cười vì các em có trí tưởng tượng quá phong phú, phong phú đến nỗi khiến biết bao nhiêu người phải sốc. Nhưng tôi đau, tôi đau cho một nét đẹp văn học nước nhà mà bị một số thành phần nhìn sai lệch, để rồi có những tác phẩm mới ,phải chăng, các tác phẩm ấy là thảm họa của các em.
Tôi không phải là giáo viên dạy văn nên không bàn nhiều về vấn đề dạy, bởi nghiệp vụ sư phạm tôi không có, kinh nghiệm tôi cũng không. Tôi chỉ nói những gì tôi nghĩ, tôi thấy...
Thật lạ, điều tôi thấy rất hay, các thầy cô thường cho các em đề văn: miêu tả con vật mà em yêu thích( ví dụ: gà, lợn, chim...); miêu tả sinh hoạt của gia đình em; tệ nạn xã hội..... Nói chung, các đề có một sự khập khiễng nhỏ, mà theo tôi nghĩ thế. Vì, những đề miêu tả chủ yếu là học sinh cấp 1 làm. Đi vào vấn đề nhé, ở nông thôn thì miêu tả về con vật đa số các em cũng biết một ít, nhưng ở thành phố thì sao? nếu các em biết chắc gì các em đã hiểu, nên việc các em tìm những con vật trong tưởng tượng là rất nhiều, và sách mẫu ngày càng tràn lan, khiến các em bị loãng... rồi, chắc hẳn sẽ có gia đình cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt, nhưng mà trong các bài văn, bắt buộc các em phải viết gia đình hạnh phúc, mẹ đẹp, nhẹ nhàng, người bố tuyệt vời.... Đấy, từ hai ví dụ ấy, có phải là thầy cô đang gián tiếp dạy các em cách nói dối không? các em còn bé hiểu gì là hình tượng hóa,là khuôn mẫu.... vì vậy, các em phải tìm khuôn mẫu từ những bài văn mẫu.
Khi mà các em tả thực thì sao? dĩ nhiên là các em sẽ được xơi ngỗng hoặc trứng. Mặc cho, đó mới là thực, đó mới là đời sống của các em, những gì các em thấy.
Giáo viên dạy văn mà nhiệt huyết thì không phải là nhiều, nếu bạn có duyên gặp được những thầy cô nhiệt huyết thì chắc chắn rằng bạn sẽ yêu môn văn, sẽ học được cách làm người, sẽ biết được nhiều chân lí sống tưởng chừng là phức tạp nhưng đơn giản nhường nào.
Thật may mắn, tôi được gặp những giáo viên giỏi văn và nhiệt huyết rất nhiều. Tôi yêu thầy cô ấy lắm, bởi thầy cô không những dạy tôi tri thức mà dạy tôi cách làm người.
( Ngây ngây viết tí-15 phút nông nổi)
Đã bao giờ bạn nghĩ rằng một số thầy cô dạy văn đang ngày càng thờ ơ với văn học chưa?
Sau mỗi kì thi tốt nghiệp, tôi lại thở dài vì một số bài viết vô cảm của các em. Không biết các em có đi học không?có nghe thầy cô giảng bài, có lĩnh hội được gì không nhưng mà sao trong mỗi bài của những thành phần này lại cá biệt thế. Đọc miệng thì cười, nhưng nước mắt đang âm thầm chảy vào trong lòng. Cười bởi đó là ngây ngô của các em hay là các em đang muốn tạo một cái ấn tượng đặc biệt để được lên truyền thông, cười vì các em có trí tưởng tượng quá phong phú, phong phú đến nỗi khiến biết bao nhiêu người phải sốc. Nhưng tôi đau, tôi đau cho một nét đẹp văn học nước nhà mà bị một số thành phần nhìn sai lệch, để rồi có những tác phẩm mới ,phải chăng, các tác phẩm ấy là thảm họa của các em.
Tôi không phải là giáo viên dạy văn nên không bàn nhiều về vấn đề dạy, bởi nghiệp vụ sư phạm tôi không có, kinh nghiệm tôi cũng không. Tôi chỉ nói những gì tôi nghĩ, tôi thấy...
Thật lạ, điều tôi thấy rất hay, các thầy cô thường cho các em đề văn: miêu tả con vật mà em yêu thích( ví dụ: gà, lợn, chim...); miêu tả sinh hoạt của gia đình em; tệ nạn xã hội..... Nói chung, các đề có một sự khập khiễng nhỏ, mà theo tôi nghĩ thế. Vì, những đề miêu tả chủ yếu là học sinh cấp 1 làm. Đi vào vấn đề nhé, ở nông thôn thì miêu tả về con vật đa số các em cũng biết một ít, nhưng ở thành phố thì sao? nếu các em biết chắc gì các em đã hiểu, nên việc các em tìm những con vật trong tưởng tượng là rất nhiều, và sách mẫu ngày càng tràn lan, khiến các em bị loãng... rồi, chắc hẳn sẽ có gia đình cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt, nhưng mà trong các bài văn, bắt buộc các em phải viết gia đình hạnh phúc, mẹ đẹp, nhẹ nhàng, người bố tuyệt vời.... Đấy, từ hai ví dụ ấy, có phải là thầy cô đang gián tiếp dạy các em cách nói dối không? các em còn bé hiểu gì là hình tượng hóa,là khuôn mẫu.... vì vậy, các em phải tìm khuôn mẫu từ những bài văn mẫu.
Khi mà các em tả thực thì sao? dĩ nhiên là các em sẽ được xơi ngỗng hoặc trứng. Mặc cho, đó mới là thực, đó mới là đời sống của các em, những gì các em thấy.
Giáo viên dạy văn mà nhiệt huyết thì không phải là nhiều, nếu bạn có duyên gặp được những thầy cô nhiệt huyết thì chắc chắn rằng bạn sẽ yêu môn văn, sẽ học được cách làm người, sẽ biết được nhiều chân lí sống tưởng chừng là phức tạp nhưng đơn giản nhường nào.
Thật may mắn, tôi được gặp những giáo viên giỏi văn và nhiệt huyết rất nhiều. Tôi yêu thầy cô ấy lắm, bởi thầy cô không những dạy tôi tri thức mà dạy tôi cách làm người.
( Ngây ngây viết tí-15 phút nông nổi)
Nhận xét
Đăng nhận xét