Bức ảnh đẹp nhất trong số những bức ảnh đẹp về anh- nhà báo của nhân dân
Tôi đã từng mơ ước mình sẽ thành nhà báo để đi khắp mọi nẻo đường, bước đi của tôi sẽ in dấu trên mọi miền tổ quốc. Tôi sẽ ngợi ca những cảnh đẹp núi rừng đơn sơ mà hùng vĩ, tôi sẽ đến những bản làng viết về nét đẹp của những người dân vùng cao. Và, hơn nữa điều mà tôi muốn nhất đó là tôi sẽ viết bài kêu gọi những tấm lòng nhân ái hướng về quê hương, khúc ruột miền Trung nơi tôi được sinh ra và lớn lên. Bởi, nơi đây thiên tai nhiều, quanh năm oằn mình với bão, lũ… công sức của người dân một năm có thể trở thành trắng tay khi một cơn bão đi qua. Nhưng, hơn hết, tôi muốn tôi là người đầu tiên của mảnh đất Xuân Lộc-Can Lộc – Hà Tĩnh viết về nơi mình sinh ra, vì nơi tôi lớn lên có nhiều nhà báo thật, nhưng tôi chưa một lần thấy họ viết về mảnh đất ấy, cho dù nơi đây cũng chẳng khá khẩm gì. Có lẽ vì điều đó mà ước mơ trở thành nhà báo cứ lớn dần trong tiềm thức tôi.
Nhưng có lẽ, duyên với báo chí chưa bén để tôi có thể trở thành một nhà báo trong tương lai khi mà tôi rớt nguyện vọng 1, học viện báo chí và tuyên truyền. Phải chăng, do tôi đánh giá mình quá cao, tôi cứ ngất ngưởng trong niềm tin chiến thắng mà quên đi rằng nếu mình lơ là một tí có thể sa chân. Tôi đã thất bại, tôi đã đánh rơi ước mơ từ bé của mình, nếu tôi đánh giá đúng bản thân mình hơn thì có lẽ tôi cũng đã trở thành nhà báo của tương lai khi tôi chọn những ngôi trường khác, không phải là học viện báo chí tuyên truyền.
Đi học nguyện vọng 2 của Đại học Thành Đô nhưng lòng vẫn còn đang trĩu nặng, hành lí mang theo vẫn là những cuốn sách, vở lớp 12 với mục tiêu là chinh phục được ước mơ. Học với ôn thi lại, vất vả thật nhưng vui, cứ nghĩ là thành công của mình chỉ bị trì hoãn cũng đủ động lực cho tôi bước tiếp. Nhưng, đến ngày thi đại học cũng là ngày thi quân sự. Về Vinh thi đại học hay ở lại Hà Nội thi quân sự? Đành lỡ duyên với báo chí khi mà không về Hà Tĩnh lấy giấy báo thi đại học mà phải ở lại Hà Nội tiếp tục học quân sự.
Năm ấy, nhìn đề thi đại học, nước mắt tôi đã không còn để mà rơi. Tiếc, hụt hẫng, chơi vơi.
Nhưng có lẽ, tôi vẫn có một cái cơ duyên nào đó, cho dù nhỏ nhoi đối với báo chí. Bài viết của tôi vẫn được đăng báo, và tôi quen một số nhà báo, phóng viên truyền hình. Ở các anh chị, tôi học được bao nhiêu điều, hay cũng có mà dở cũng có.
Nhưng có lẽ, một nhà báo mà gây cho tôi nhiều ấn tượng nhất, gây cho tôi nhiều chú ý nhất đó chính là nhà báo, phóng viên Trịnh Minh Chiến, cho dù tôi chưa gặp anh bất cứ một lần nào, tôi chưa biết về anh bất cứ một cái gì? Nhưng, có một điều tôi biết rõ về anh đó là những giọt nước mắt của anh khi anh phỏng vấn hai cháu bé ở Hương Khê- Hà Tĩnh. Ở anh, đó không chỉ là trách nhiệm của anh khi tác nghiệp mà còn là tình thương anh giành cho các cháu, một tình thương yêu vô điều kiện. Đúng, anh đáng là một phóng viên đủ tài và đức. Làm phóng viên, phải biết đau nỗi đau của nhân dân. Và anh đã làm được điều đó, cảm ơn anh.
Tôi phải viết, viết về một con người giàu tình thương như anh, tôi phải viết-viết về anh, một thần tượng trong lòng tôi, một người mà đã dạy cho tôi biết thế nào là rung động, thế nào là một con người có trái tim nóng bỏng.
Để tìm được địa chỉ Face book của anh thật không khó, vào tường nhà anh, gửi lời mời kết bạn, xem ảnh của anh… ‘ồ, răng mà nhìn quen quen ri bây, hình như mình chộ trên ti vi rồi phẩy’’ . Rồi, thật là vui khi nhận được thông báo chấp nhận lời mời kết bạn của anh ấy. Bắt đầu từ đây, tôi để ý kĩ về anh hơn… bởi, đó cũng là thần tượng của tôi, nên chú ý là một điều đương nhiên.
Một lần nữa, tôi lại thêm cảm phục anh. Đó là những lần miền Trung nai lưng ghánh chịu những cơn bão, lũ. Anh cùng với những những người bạn kêu gọi những tấm lòng nhân ái, sẽ chia những mất mát, đau thương với người dân miền Trung. Face book anh luôn cập nhật kịp thời những thông tin, chia sẻ những mảnh đời bất hạnh với một mong muốn là sẽ đưa lại nụ cười cho những trẻ em nghèo nơi rốn lũ, sẽ làm ấm lòng, giúp cho người vùng quê nghèo tiếp bước đi lên, vững vàng trong bão tố.
Anh chẳng biết tôi là ai- tôi chỉ biết anh qua những việc anh làm, dù những việc ấy có thể là một hạt cát trong một đại dương bao la hùng vĩ, nhưng với tôi, như thế là quá đủ- đủ để tôi cảm phục một con người, đủ để tôi giành lòng biết ơn và kính trọng.
Chắc hẳn sẽ có người bảo: tôi thiên vị nhà báo Minh Chiến. Bởi, trên Face của tôi có rất nhiều người, rất nhiều người đi ủng hộ, kêu gọi tấm lòng nhân ái đến với bà con đồng bào vùng khó khăn, đâu phải là chỉ có mỗi mình nhà báo ấy đâu. Xin thưa rằng, tôi cũng biết, tôi cũng cảm kích những tấm lòng vàng của những nhà báo, nhà văn…. ấy, nhưng hình như tôi chưa thấy giọt nước mắt của họ, tôi biết họ thương dân nên mới làm như thế, tôi biết ơn họ lắm, nhưng có lẽ họ chưa làm cho tôi được rung động, được khóc như nhà báo Minh Chiến.
Ngày sinh nhật anh, tôi đọc đi đọc lại trạng thái của anh, đó là lời cảm ơn. Ngày của anh-nhưng anh không viết cho riêng mình như những người khác, anh vẫn viết, nhưng hình bóng của anh lồng vào hình bóng của nhân dân khi mà anh vui như chưa từng được vui vì nhận anh nhận được tin những đứa trẻ khó khăn đã có người giúp đỡ, những phần quà sẽ về được đến tay dân nghèo. Và, niềm vui ấy được nhân lên bội phần khi anh viết: Hà Tĩnh không phải là tâm điểm của cơn bão số 11. Quả thật, danh hiệu nhà báo nhân dân xứng đáng với anh biết nhường nào, bởi lẽ lúc nào anh cũng nghĩ về dân, nghĩ cho dân và cống hiến cho nhân dân.
Tôi vẫn tin vào luật nhân quả, tin rằng cuộc đời luôn luôn công bằng, tích thiện sẽ phùng thiện( cách nghĩ của tôi đối lập với Bill Gates: cuộc sống vốn không công bằng, vì vậy bạn hãy thích nghi với nó). Và, những việc anh làm sẽ tích đức cho đời sau, sẽ là những vụ mùa quả ngọt, những bông hoa tươi mãi cho ngàn đời.
Nếu, anh không khóc, chắc hẳn tôi sẽ chẳng biết anh là ai, cho dù là anh có lên truyền hình nhiều đi chăng nữa…
Nếu, anh không khóc, chắc hẳn anh cũng chẳng phải là ẩn số mà tôi kiếm tìm, bởi đơn giản, đời nhiều người lắm.
Nhưng, giọt nước mắt anh đã chạm vào tim tôi, nóng bỏng. Tôi không thể vô tình bỏ qua, tôi không thể làm ngơ trước một người đáng kính như thế. Và, trước anh tôi cảm thấy mình bé nhỏ nhường nào.
Cảm ơn anh, người mà biết đau với nỗi đau của nhân dân.
Tôi đã từng mơ ước mình sẽ thành nhà báo để đi khắp mọi nẻo đường, bước đi của tôi sẽ in dấu trên mọi miền tổ quốc. Tôi sẽ ngợi ca những cảnh đẹp núi rừng đơn sơ mà hùng vĩ, tôi sẽ đến những bản làng viết về nét đẹp của những người dân vùng cao. Và, hơn nữa điều mà tôi muốn nhất đó là tôi sẽ viết bài kêu gọi những tấm lòng nhân ái hướng về quê hương, khúc ruột miền Trung nơi tôi được sinh ra và lớn lên. Bởi, nơi đây thiên tai nhiều, quanh năm oằn mình với bão, lũ… công sức của người dân một năm có thể trở thành trắng tay khi một cơn bão đi qua. Nhưng, hơn hết, tôi muốn tôi là người đầu tiên của mảnh đất Xuân Lộc-Can Lộc – Hà Tĩnh viết về nơi mình sinh ra, vì nơi tôi lớn lên có nhiều nhà báo thật, nhưng tôi chưa một lần thấy họ viết về mảnh đất ấy, cho dù nơi đây cũng chẳng khá khẩm gì. Có lẽ vì điều đó mà ước mơ trở thành nhà báo cứ lớn dần trong tiềm thức tôi.
Nhưng có lẽ, duyên với báo chí chưa bén để tôi có thể trở thành một nhà báo trong tương lai khi mà tôi rớt nguyện vọng 1, học viện báo chí và tuyên truyền. Phải chăng, do tôi đánh giá mình quá cao, tôi cứ ngất ngưởng trong niềm tin chiến thắng mà quên đi rằng nếu mình lơ là một tí có thể sa chân. Tôi đã thất bại, tôi đã đánh rơi ước mơ từ bé của mình, nếu tôi đánh giá đúng bản thân mình hơn thì có lẽ tôi cũng đã trở thành nhà báo của tương lai khi tôi chọn những ngôi trường khác, không phải là học viện báo chí tuyên truyền.
Đi học nguyện vọng 2 của Đại học Thành Đô nhưng lòng vẫn còn đang trĩu nặng, hành lí mang theo vẫn là những cuốn sách, vở lớp 12 với mục tiêu là chinh phục được ước mơ. Học với ôn thi lại, vất vả thật nhưng vui, cứ nghĩ là thành công của mình chỉ bị trì hoãn cũng đủ động lực cho tôi bước tiếp. Nhưng, đến ngày thi đại học cũng là ngày thi quân sự. Về Vinh thi đại học hay ở lại Hà Nội thi quân sự? Đành lỡ duyên với báo chí khi mà không về Hà Tĩnh lấy giấy báo thi đại học mà phải ở lại Hà Nội tiếp tục học quân sự.
Năm ấy, nhìn đề thi đại học, nước mắt tôi đã không còn để mà rơi. Tiếc, hụt hẫng, chơi vơi.
Nhưng có lẽ, tôi vẫn có một cái cơ duyên nào đó, cho dù nhỏ nhoi đối với báo chí. Bài viết của tôi vẫn được đăng báo, và tôi quen một số nhà báo, phóng viên truyền hình. Ở các anh chị, tôi học được bao nhiêu điều, hay cũng có mà dở cũng có.
Nhưng có lẽ, một nhà báo mà gây cho tôi nhiều ấn tượng nhất, gây cho tôi nhiều chú ý nhất đó chính là nhà báo, phóng viên Trịnh Minh Chiến, cho dù tôi chưa gặp anh bất cứ một lần nào, tôi chưa biết về anh bất cứ một cái gì? Nhưng, có một điều tôi biết rõ về anh đó là những giọt nước mắt của anh khi anh phỏng vấn hai cháu bé ở Hương Khê- Hà Tĩnh. Ở anh, đó không chỉ là trách nhiệm của anh khi tác nghiệp mà còn là tình thương anh giành cho các cháu, một tình thương yêu vô điều kiện. Đúng, anh đáng là một phóng viên đủ tài và đức. Làm phóng viên, phải biết đau nỗi đau của nhân dân. Và anh đã làm được điều đó, cảm ơn anh.
Tôi phải viết, viết về một con người giàu tình thương như anh, tôi phải viết-viết về anh, một thần tượng trong lòng tôi, một người mà đã dạy cho tôi biết thế nào là rung động, thế nào là một con người có trái tim nóng bỏng.
Để tìm được địa chỉ Face book của anh thật không khó, vào tường nhà anh, gửi lời mời kết bạn, xem ảnh của anh… ‘ồ, răng mà nhìn quen quen ri bây, hình như mình chộ trên ti vi rồi phẩy’’ . Rồi, thật là vui khi nhận được thông báo chấp nhận lời mời kết bạn của anh ấy. Bắt đầu từ đây, tôi để ý kĩ về anh hơn… bởi, đó cũng là thần tượng của tôi, nên chú ý là một điều đương nhiên.
Một lần nữa, tôi lại thêm cảm phục anh. Đó là những lần miền Trung nai lưng ghánh chịu những cơn bão, lũ. Anh cùng với những những người bạn kêu gọi những tấm lòng nhân ái, sẽ chia những mất mát, đau thương với người dân miền Trung. Face book anh luôn cập nhật kịp thời những thông tin, chia sẻ những mảnh đời bất hạnh với một mong muốn là sẽ đưa lại nụ cười cho những trẻ em nghèo nơi rốn lũ, sẽ làm ấm lòng, giúp cho người vùng quê nghèo tiếp bước đi lên, vững vàng trong bão tố.
Anh chẳng biết tôi là ai- tôi chỉ biết anh qua những việc anh làm, dù những việc ấy có thể là một hạt cát trong một đại dương bao la hùng vĩ, nhưng với tôi, như thế là quá đủ- đủ để tôi cảm phục một con người, đủ để tôi giành lòng biết ơn và kính trọng.
Chắc hẳn sẽ có người bảo: tôi thiên vị nhà báo Minh Chiến. Bởi, trên Face của tôi có rất nhiều người, rất nhiều người đi ủng hộ, kêu gọi tấm lòng nhân ái đến với bà con đồng bào vùng khó khăn, đâu phải là chỉ có mỗi mình nhà báo ấy đâu. Xin thưa rằng, tôi cũng biết, tôi cũng cảm kích những tấm lòng vàng của những nhà báo, nhà văn…. ấy, nhưng hình như tôi chưa thấy giọt nước mắt của họ, tôi biết họ thương dân nên mới làm như thế, tôi biết ơn họ lắm, nhưng có lẽ họ chưa làm cho tôi được rung động, được khóc như nhà báo Minh Chiến.
Ngày sinh nhật anh, tôi đọc đi đọc lại trạng thái của anh, đó là lời cảm ơn. Ngày của anh-nhưng anh không viết cho riêng mình như những người khác, anh vẫn viết, nhưng hình bóng của anh lồng vào hình bóng của nhân dân khi mà anh vui như chưa từng được vui vì nhận anh nhận được tin những đứa trẻ khó khăn đã có người giúp đỡ, những phần quà sẽ về được đến tay dân nghèo. Và, niềm vui ấy được nhân lên bội phần khi anh viết: Hà Tĩnh không phải là tâm điểm của cơn bão số 11. Quả thật, danh hiệu nhà báo nhân dân xứng đáng với anh biết nhường nào, bởi lẽ lúc nào anh cũng nghĩ về dân, nghĩ cho dân và cống hiến cho nhân dân.
Tôi vẫn tin vào luật nhân quả, tin rằng cuộc đời luôn luôn công bằng, tích thiện sẽ phùng thiện( cách nghĩ của tôi đối lập với Bill Gates: cuộc sống vốn không công bằng, vì vậy bạn hãy thích nghi với nó). Và, những việc anh làm sẽ tích đức cho đời sau, sẽ là những vụ mùa quả ngọt, những bông hoa tươi mãi cho ngàn đời.
Nếu, anh không khóc, chắc hẳn tôi sẽ chẳng biết anh là ai, cho dù là anh có lên truyền hình nhiều đi chăng nữa…
Nếu, anh không khóc, chắc hẳn anh cũng chẳng phải là ẩn số mà tôi kiếm tìm, bởi đơn giản, đời nhiều người lắm.
Nhưng, giọt nước mắt anh đã chạm vào tim tôi, nóng bỏng. Tôi không thể vô tình bỏ qua, tôi không thể làm ngơ trước một người đáng kính như thế. Và, trước anh tôi cảm thấy mình bé nhỏ nhường nào.
Cảm ơn anh, người mà biết đau với nỗi đau của nhân dân.
Nhận xét
Đăng nhận xét